KỸ NĂNG ĐÒI NỢ

Kỹ năng đòi nợ-cách đòi nợ hiệu quả

chia sẻ

Đòi nợ và những chuyện xung quanh

“Đứng cho vay, quỳ đòi nợ”  là câu than thở của không ít các doanh nghiệp

Để đòi được khoản nợ đã cho vay, các chủ nợ không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Từ khủng bố điện thoại, in giấy nợ dán xung quanh nhà ở, cơ quan cho đến việc ném mắm tôm trộn dầu nhớt thải, gửi vòng hoa tang và thậm chí là lập bàn thờ với ảnh của chính con nợ…cũng chỉ mong đòi được khoản nợ bấy lâu.
Làm sao để có cách đòi nợ hiệu quả?


Nhưng không phải với bất cứ con nợ nào cũng có thể dùng vũ lực để uy hiếp đòi tiền về, đó là chưa kể đến việc nếu đánh người sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm nên muốn đòi được tiền về, trước tiên các chủ nợ phải hiểu rõ con nợ của mình là ai? Và họ sợ điều gì nhất, nắm được điểm yếu của con nợ là cách nhanh nhất để thu hồi được các khoản nợ. Tuy nhiên làm được điều này không phải là vấn đề đơn giản, bởi “Cho vay tiền là một nghệ thuật nhưng kẻ đòi được tiền về mới đích thực là nghệ sĩ”. Và không ít doanh nghiệp đã gặp phải vô vàn những vướng mắc trong công tác thu hồi nợ.

Không đòi được nợ, ông chủ doanh nghiệp vừa khó khăn vừa… tức. Nhưng họ vẫn luẩn quẩn với câu hỏi nên nhờ cơ quan chức năng hay thuê đầu gấu.

Khi bị xù nợ, doanh nghiệp nên cố gắng dùng mọi cách từ mềm mỏng đến cứng rắn để thu nợ. Nhưng nếu hết cách, doanh nghiệp đành phải nhờ đến toà án để đòi nợ. Thường thì trước khi nộp đơn kiện, doanh ngiệp nên đánh động để dọa con nợ. Nó họ vẫn chây ỳ, thì mới nộp thật. Đi kiện là biện pháp cuối cùng vì chẳng ai được lợi. Chủ nợ chưa chắc đòi được hết nợ mà còn chịu thêm án phí. Con nợ thì càng không được lợi.
Mặc dù đã có doanh nghiệp kiện thành công nhưng nhiều chủ nợ vẫn tỏ ra e dè khi dùng cách này để đòi nợ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trên cơ sở “tin nhau là chính” nên đôi khi hợp đồng không chặt chẽ, thậm chí có trường hợp còn không có hợp đồng. Đó cũng là lý do nhiều chủ nợ không dám đi kiện. Mà ngay cả khi cơ quan chức năng “tóm” được con nợ thì chưa chắc chủ nợ đã lấy được tiền vì đơn giản con nợ chẳng còn gì ngoài những khoản nợ. Chính vì vậy, các chủ nợ doanh nghiệp rất ngại kiện tụng.
Thuê đầu gấu cũng là cách nhiều người nghĩ tới khi bị xù nợ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ “to gan” để dùng cách này. Đặc biệt khoản nợ đòi được còn phải cống cho đầu gấu đến phân nửa, thu về chẳng được bao nhiêu, còn mang tiếng dính vào xã hội đen.
Ngại đầu gấu, các chủ nợ ngại luôn cả các công ty đòi nợ thuê - đơn vị vô tình được đánh đồng với đầu gấu. Anh Hoan, quản lý của Công Ty Thu Hồi Nợ Hà Nội cho biết mặc dù số lượng doanh nghiệp xù nợ, trốn biệt tích gia tăng nhưng lượng khách hàng của các công ty đòi nợ lại không tăng. Lý do rất đơn giản, chủ nợ ngại tiếp xúc với công ty đòi nợ thuê vì cho đó là những người dính dáng tới xã hội đen và họ sợ tỷ lệ “chia chác” cao.
Ngại kiện tụng, sợ thuê đầu gấu, cuối cùng không ít doanh nghiệp chọn cho mình cách đòi nợ theo kiểu “tự giải quyết” để tránh phiền hà.

Đòi nợ - cần đến sự can thiệp của pháp luật


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động đòi nợ thuê trở nên bát nháo, không kiểm soát được là do trong thời gian gần đây, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình trạng con nợ mất khả năng thanh toán ngày càng nhiều. Thay vì khởi kiện vụ án ra Tòa án, họ thường tìm đến các doanh nghiệp đòi nợ thuê, thậm chí nhờ đến các băng nhóm xã hội đen. Bên cạnh đó, phải nhận thấy rằng việc đòi nợ bằng con đường khởi kiện ra Tòa án mất rất nhiều thời gian và nhiều trường hợp, mặc dù đã thắng kiện thì quá trình thi hành án dân sự cũng rất khó khăn”…
Dịch vụ “đòi nợ thuê” theo dạng “công ty thu hồi nợ” đều lách luật để làm “luật” bằng cách chuyển hướng sang “nhắc nợ”, “đeo bám” con nợ. Còn các đối tượng côn đồ thường siết nợ bằng cách “khủng bố” tinh thần để che giấu dấu vết gây khó khăn cho cơ quan chức năng. Hiện nay nhiều công ty đòi nợ thuê không thực hiện dưới hình thức “đòi nợ thuê” mà thực hiện theo kiểu nhận “gán nợ”. Sau đó các đối tượng tiến hành những thỏa thuận về dân sự, “trói” dần nợ, gây sức ép bằng nhiều cách khác không đến mức để bị truy cứu trách nhiệm hình sự khiến cơ quan chức năng rất khó xử lý.
Để tránh những trường hợp đòi nợ, siết nợ xảy ra theo chiều hướng xấu, các cá nhân hoặc công ty khi vay tiền cần phải thiết lập hợp đồng vay nợ rõ ràng. Nếu không thực hiện được đúng hợp đồng hai bên cần phải đưa vụ việc ra Tòa Dân sự hoặc Kinh tế giải quyết, tránh để cho các đối tượng lợi dụng kẽ hở của luật ép nợ, siết nợ”. 
Về phía công ty đòi nợ thuê lẫn người bị đòi nợ, theo quy định của pháp luật, chủ nợ và con nợ có trách nhiệm hợp tác với nhau cùng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ để xác định rõ các khoản nợ. Trong trường hợp doanh nghiệp đòi nợ thuê không thẩm định kỹ hồ sơ, không xác minh tính hợp pháp của khoản nợ mà đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ dẫn đến đòi một khoản nợ không có căn cứ pháp lý thì chính doanh nghiệp thu hồi nợ đã vi phạm pháp luật. Điều 11, Nghị định số 104/2007/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm khi thực hiện dịch vụ đòi nợ, cụ thể là doanh nghiệp đòi nợ thuê không được thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của con nợ, chủ nợ và các tổ chức, cá nhân khác liên quan.



Để kiểm soát hoạt động đòi nợ thuê, đã đến lúc các cơ quan pháp luật cần rà soát, quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này. Kiên quyết trấn áp, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen. Các cơ quan như Tòa án, Thi hành án dân sự cần xem xét giải quyết các vụ án liên quan đến đòi nợ nhanh gọn, hiệu quả, tạo được lòng tin của nhân dân. 

Xem thêm thông tin về:  Thu hồi nợ

Cách đòi nợ hiệu quả

Đòi nợ hiệu quả từ lâu đã trở thành một gánh nặng đặt lên đầu bộ phận tài chính, đặc biệt là các anh chị em làm công việc kế toán công nợ. Họ thường truyền nhau cách đòi nợ hiệu quả theo phương pháp 3L như sau:
1 - Lý: Pháp lý xác thực tính trạng khoản nợ, và pháp lý trong cách thức đòi nợ ( hình thức đòi nợ xã hội đen không dc chấp nhận)
2 - Lì: Sự kiên nhẫn của cá nhân đòi nợ, phải kiên nhẫn hơn sự chai lì của con nợ
3 - Lụy: Phải biết nhu cương trong từng thời đoạn, đôi lúc phải hạ sự tức giận của bản thân để thuyết phục con nợ trả nợ đúng hạn
Tuy nhiên đây chỉ là cách nói nôm na, bài viết này tôi xin gửi tới các bạn những mách nước để có cách đòi nợ hiệu quả.

TIN Xem thêm: TIN TỨC 24H MỚI NHẤT HÔM NAY

Đòi nợ sao cho hiệu quả
TIN Xem thêmTIN TỨC 24H MỚI NHẤT HÔM NAY


Thực tế, dù doanh nghiệp đã cẩn thận khi đưa ra chính sách bàn chịu và tìm mọi cách đảm bảo thu nợ đúng hạn thì tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi vẫn diễn ra. Lùc này, tùy từng đối tượng khách hàng, tùy mức độ nợ mà doanh nghiệp sẽ có những cách xử lý khác nhau. Để đòi nợ hiệu quả, chúng ta phải nắm vững một số nguyên tắc.

1. Viết thư, gửi email đòi nợ hiệu quả

- Việc nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp nhau trực tiếp trên thực tế đúng là hiệu quả hơn, nhưng trong một số trường hợp, chúng ta không thể tránh được, và chính trong những trường hợp đó, chúng ta phải soạn thảo những bức thư “đòi nợ” sao cho hiệu quả nhất

- Trước hết, đó là khi chúng ta có quá nhiều khách nợ nhỏ (ví dụ, 15 ngàn khách hàng với mức nợ dưới 5 USD). Trong trường hợp đó, bạn không thể gọi điện thoại cho từng người được, lại càng không thể gặp trực tiếp từng người. Không cần phải quá rõ ràng đối với những trường hợp đó và chúng không hợp với bất kỳ lô-gíc nào. Chúng ta chỉ còn cách ngồi mà viết thư.

- Khi chúng ta có nhiều công việc giấy tờ (đặc điểm công việc: báo cáo, phân tích), không có luật sư, không có chuyên gia quản trị tín dụng nhưng lại cần cho khách nợ thấy sự nghiêm trọng của tình trạng nợ nần – đó là lúc đó cần phải viết thư.

 Quy tắc chung để viết thư đòi nợ hiệu quả như sau:
- Thư viết cho chính khách nợ, tránh cho khách nợ cảm giác thư được viết theo một công thức có sẵn.
- Viết ngắn gọn.
- Không viết thư bằng giấy màu nhằm tạo tình chất nghiêm túc cho bức thư.
- Viết thư bằng giấy dày, trơn.
- Trành phân đoạn văn bản bằng chữ in đậm.
- Đừng mắc lỗi khi viết tên khách hàng

2. Hệ thống nhắc nợ hiệu quả

 Sự có mặt của hệ thống “nhắc nợ” tốt hơn nhiều so với việc không có nó. Cần phải nhớ là hệ thống đó nhất định phải đủ linh hoạt để khách nợ có cảm giác là có một người rất cảnh giác đang làm việc thường xuyên và nghiêm túc với anh ta. Những nguyên tắc cơ bản để xây dựng hệ thống nhắc nhở đòi nợ hiệu quả  như sau:
Tăng dần (và chắc chắn) mức độ yêu cầu (từ gửi thư tới gửi thư, từ gọi điện đến gọi điện, từ gặp mặt đến gặp mặt)
- Thăm hỏi: Khi đến hạn thanh toán mà khách nợ vẫn “im hơi lặng tiếng” chúng ta có thể gọi điện, gửi mail hoặc thư, đánh tiếng rằng công ty có chính sách tài chính chặt chẽ và khách nợ cần tôn trọng. Việc thăm hỏi này được thực hiện trên tinh thần nhắc nhở nhẹ nhàng và thông cảm với sự chậm trễ của khách nợ, đồng thời gia hạn một thời điểm thanh toán cụ thể (thường trong 1 tuần).
- Nhắc nhở: Sau khi đã gia hạn thêm, nhưng khách nợ vẫn chưa chịu thanh toán, chúng ta có thể nhắc nhở ở mức độ mạnh hơn. Nhưng vẫn nên tỏ ra thiện chí, tin tưởng vào khách nợ.
- Cảnh cáo: Nếu khách nợ vẫn tiếp tục thất hẹn, chúng ta cần thể hiện thái độ đòi nợ nghiêm khắc hơn, có thể cho ra những hậu quả nếu khách nợ không thanh toán. Lần này, chúng ta nên đề nghị họ cam kết thanh toán bằng văn bản. Bước thực hiện này đòi hỏi   phải thật khéo léo và khôn ngoan.
Nếu khoản nợ quá lớn, giải pháp viết thư, gọi điện có thể không hiệu quả. Vì thế, đại diện doanh nghiệp nên gặp riêng khách nợ để đòi nợ. Đây cũng là ta tìm hiểu nguyên nhân, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của họ. Một số doanh nghiệp, sau khi nắm rõ tình hình của khách nợ, đã cùng tham gia, hỗ trợ hộ trong việc xử lý hàng tồn kho. Nhờ đó, doanh nghiệp thu được nợ và không phải sống trong nỗi lo "làm sao để có cách đòi hiệu quả?"
Nếu khách nợ vẫn chây lì, đã đến lúc doanh nghiệp của chúng ta phải tỏ thái độ đòi nợ dứt khoát. Kèm theo đó là những thông báo về khả năng đưa vụ việc ra tòa.

TIN Xem thêmTIN TỨC MỚI NHẤT VỀ NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH

3. Nghiêm túc và tối ưu hoá trong công tác đòi nợ

Xác định số tiền tối thiểu cần đòi từ mỗi khách nợ

Tất nhiên, việc này buộc bạn phải phân tích ngân sách để tìm ra số tiền tối thiểu mà bạn cần phải có để duy trì hoạt động kinh doanh.

Phân loại khách nợ

Đương nhiên khách nợ có nhiều loại. Chủ doanh nghiệp nên chia khách nợ thành hai nhóm theo tiêu chí: quan trọng và có thể chấm dứt hợp tác. Bạn sẽ cố gắng không làm mất lòng nhóm khách nợ quan trọng, nhưng có thể tỏ ra cứng rắn đối với nhóm kia.

Chọn người đòi nợ

Không phải ai cũng có kỹ năng đòi nợ nên chủ doanh nghiệp phải chọn người phù hợp nhất trong số nhân viên để tới gặp khách nợ. Người đó có thể thuộc bộ phận kế toán hoặc là một nhân viên có mối quan hệ tốt nhất với khách nợ.

Nhắc khách nợ thanh toán trước khi nợ đến hạn

Khoảng 10 ngày trước khi khách nợ đến hạn phải thanh toán, bạn nên nhắc nhở họ chuẩn bị tiền. Trong cuộc nói chuyện bạn không nên tỏ ra gay gắt hay tỏ vẻ sốt ruột. Nếu bạn làm đúng như thế, khả năng khách nợ trả nợ sẽ cao hơn. Nếu họ nói họ có vài vấn đề, bạn hãy đề nghị gặp mặt trực tiếp để tìm hiểu nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình hình. Nhưng nếu số lượng khách nợ muốn hoãn thanh toán quá lớn, bạn có thể dùng dịch vụ thư thoại để gửi thông điệp nhắc nhở khách nợ trả nợ. Nếu không chúng ta sẽ áp dụng các biện pháp để đòi nợ

Vạch ra kế hoạch trả nợ cho khách hàng

Khả năng thu nợ sẽ lớn hơn nếu bạn chấp nhận cho đối tác trả theo nhiều đợt. Mức lãi suất 5% dành cho số tiền nợ còn lại là mức mà khách nợ có thể chấp nhận. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng nên thảo luận về những lần mua hàng trong tương lai. Bạn nên nói rằng bạn sẽ không thực hiện bất kỳ giao dịch nào cho đến khi khoản nợ được thanh toán hết, hoặc chỉ bán hàng nếu đối tác trao tiền mặt ngay.
- Chấp nhận thanh toán bằng hàng:
Trong trường hợp cần thiết bạn có thể cho đối tác thanh toán bằng hàng hóa của họ rồi đem bán chúng để lấy tiền. Cách này có thể giúp không phải vay tiền và tăng tốc độ lưu chuyển của dòng vốn. Tất nhiên, bạn chỉ nên chấp nhận những hàng hóa dễ bán và giá trị hàng hóa phải lớn hơn tiền nợ một chút. Bằng cách tỏ ra dễ tính với khách nợ, bạn sẽ giành được sự biết ơn của họ. Khi tình hình kinh doanh của khách nợ tiến triển, họ sẽ gắn bó với bạn hơn. Đây cũng được coi là một cách đòi nợ hiệu quả.

cách đòi nợ hiệu quả

4. Nhờ đến toà án để đòi nợ

Kiện cáo là giải pháp đã được các doanh nghiệp ít tính tới, nhưng mộ khi doanh nghiệp “đụng” phải khách nợ cố tình lẫn tránh, thiếu trách nhiệm hoặc thanh toán chậm, nhỏ giọt thì toà án là cách đòi nợ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đây được xem là giải pháp cuối cùng, khi tất cả những cách thức đòi nợ khác đều không hiệu quả, vì giải pháp này rất mất thời gian (có khi cả năm), lại tốn kém (chi phí thuê luật sư, chuẩn bị đơn kiện). Ngoài ra, kiện cáo chỉ thực sự hiệu quả khi doanh nghiệp có đề cập rõ ràng trong hợp đồng rằng nếu khách nợ vi phạm thì sẽ phải chịu các hình thức xử lý (như truy thu tài sản).

5. Cẩn trọng ngay từ khâu bán chịu là cách tốt nhất để hạn chế các khoản nợ

Trong khi các khoản nợ chiếm tới 20-30% tổng tài sản của doanh nghiệp. Những khoản nợ khó đòi thường đưa vốn lưu động của doanh nghiệp vào tình thế bế tắc và rủi ro. Vì thế, doanh nghiệp nào cũng muốn kiểm soát và hạn chế tối đa tình trạng bị nợ. Do đó, hãy cẩn trọng ngay từ khâu bán chịu.
Phần lớn các khoản nợ khó đòi đều phát sinh từ chính sách bán chịu của họ. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại, đưa ra những điều kiện cho nợ, nhất là cho kéo dài thời gian thanh toán, có vẻ còn hấp dẫn hơn là chào hàng giá rẻ. Từ đó, rủi ro nợ quá hạn, nợ không thanh toán gia tăng.

Cách tốt nhất để hạn chế rủi ro từ nợ là vẫn bán chịu nhưng cẩn trọng hơn trong việc đặt ra tiêu chuẩn, điều khoản cũng như thời hạn bán chịu. Tiêu chuẩn xét bán chịu nên dựa trên mức vốn, khả năng trả nợ, uy tín, thông tin về tín dụng của khách nợ trong quá khứ… Ngoài ra, doanh nghiệp cần tính xem nên bán chịu ở mức nào, khi nào nên nới lỏng, khi nào nên thắt chặt để vừa giữ chân của họ, vừa hạn chế rủi ro trong việc không đòi được nợ. Do vậy cách đòi nợ hiệu quả nhất chính là hạn chế sự phát sinh của các khoản nợ khó đòi.

Xem thêm thông tin tại: http://incip.edu.vn/news/Tin-Cong-Ty/Thu-hoi-no-va-cac-phuong-phap-thu-hoi-no-144/#.UfeAm9KExnM

 
Ky nang doi no ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by